Khu đô thị Thủ Thiêm dự án tọa lạc tại bán đảo Thủ Thiêm, thuộc khu vực Thủ Đức, đối diện Q.1 qua sông Sài Gòn, TP.HCM. Diện tích 6.57 km² (657 ha) có vai trong huyết mạch Thành phố Hồ Chí Minh được ví như như Manhattan New York, Hoa Kỳ.

Theo quy hoạch 1/2000, UBND Thành phố quyết định duyệt ngày 27 tháng 12 năm 2005, đây sẽ là quận trung tâm cửa nẻo mới của Hồ Chí Minh với khu TTTM & tài chính các tòa nhà cao 10–40 tầng, khu 32 tầng, khu dân cư cho 130.000 người và 1 triệu khách vãng lai.
Hơn 50% diện tích của khu đô thị sẽ là cây xanh và giao thông lá phổi của đô thị. Đây là khu đô thị sinh thái đậm chất Nam Bộ với hệ thống kênh rạch, ao hồ được nạo vét và giữ nguyên.
Bài viết : Khu biệt thự Đại Phú Gia – Vị trí ” Đất Vàng Biển Ngọc” . Dự án bậc nhất Tp.Quy Nhơn, Bình Định
NỘI DUNG CHÍNH
Tổng quan dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Khu đô thị Thủ Thiêm là một trong dự án siêu dự án lớn trong quá trình lên kế hoạch, TPHCM đã giải tỏa trắng gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, 14.600 hộ dân – hơn 60,000 nhân khẩu đã được di dời.
Hơn 30.000 tỉ đồng (tương đương 1,5 tỉ USD) để chi trả bồi thường, tái định cư. Năm 2009, mức đền bù cho dân khu vực này 18.380.000 VND/m2 nhưng được cho là không hợp lý, vì chủ đầu tư có đất đã bán lại với giá 350 triệu đồng/m2 . Đây là một trong những vấn đề tranh chấp đến bây giờ
Quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm
Năm 1992, chủ trương quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm được triển khai lúc này vẫn còn là huyện Thủ Đức cũ. Hơn 3 năm chuẩn bị, phương án trình bày được tập thể thành phố thông qua, đã được sự đồng ý Bộ Xậy Dựng & UBND TpHCM . Sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị, Quyết định số 367/TTg được Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 4 tháng 6 năm 1996 phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm

9 năm sau, ngày 27 tháng 12 năm 2005, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Đua đã ký QĐ 6565 thay thế QĐ 367 của Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Theo đó, quy hoạch chung của KĐT Thủ Thiêm mới được thay đổi khá nhiều so với QĐ phê duyệt ban đầu của Thủ tướng.
Toàn cảnh cơ sở Khu đô thị Thủ Thiêm trong tương lai
Khu đô thị Thủ Thiêm được quy hoạch trở thành một trung tâm mới, hiện đại và cửa ngõ mở rộng của TPHCM, với các chức năng chính là TTTM tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp , khu vực và có vị trí quốc tế, TTVH, nghỉ ngơi, giải trí. Đô thị Thủ Thiêm quy hoạch là một khu đô thị mới bền vững kết hợp chặt chẽ với các điều kiện cảnh quan tự nhiên của vùng đất Thủ Thiêm; đồng thời, tạo ra nhiều không gian mở, các tiện ích, công trình công cộng phục vụ cho cuộc sống cư dân và người lao động.

- Thiết kế – Sasaki Dự án Investment and Construction Authority for the Thu Thiem New Urban Area (ICA)
Khu chức năng số 1.
Một nửa phía bắc Khu Lõi Trung tâm, khu chức năng số bao là TTMDV đa chức năng mật độ cao. Theo dọc đại lộ Vòng cung và Quảng trường Trung tâm, là các tòa tháp cao nhất giảm dần chiều cao về phía sông Sài Gòn và trung tâm hồ.
Các công trình công cộng điểm nhấn trong Khu 1 : Trung tâm Hội nghị Triển lãm qua cầu số Nhà Bảo tàng; Nhà hát Giao hưởng và Trung tâm Thông tin Quy hoạch.

- Dân số lưu trú : 14 900 người.
- Số người làm việc : 81 700 người.
- Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 6.94.
- Chiều cao công trình : 4 – 50 tầng.
Khu chức năng số 2
Là khu phức hợp mật độ cao với các chức năng thương mại, dân cư đa chức năng và thể thao giải trí vị trí Khu Lõi Trung Tâm – phía Nam Trung Tâm. Toàn khu được chia thành 3 khu nhỏ:
- Khu 2A ở phía Bắc Đại lộ Đông Tây.
- Khu 2B 2C – Khu Phức hợp Tháp Quan sát .
- Khu Phức hợp Thể thao giải trí.

Bố trí dọc theo Đại lộ Vòng cung và Quảng trường – chiều cao công trình giảm dần về phía sông Sài Gòn và Hồ Trung tâm. Công trình công cộng điểm nhấn: Công trình Khu Phức hợp Tháp Quan sát, Sân vận động, Nhà thi đấu đa năng, Trường học và Trung tâm Hành chính địa phương.
- Dân số lưu trú : 32 600 người.
- Số người làm việc : 60 400 người .
- Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 4.89.
- Chiều cao công trình : 4 – 50 tầng.
- Tầng cao Tháp Quan sát: 86 tầng.
Khu chức năng số 3
Vị trí nằm dọc bờ Bắc Thủ Thiêm, dưới chân Cầu Thủ Thiêm 1.Là một khu chức năng dân cư hỗn hợp , Khu thương mại đa chức năng theo dọc tuyến Đại lộ Vòng cung. Khu cư hỗn hợp mật độ xây dựng thấp hơn ở phía bờ sông Sài Gòn và Hồ Trung tâm.
Công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong Khu chức năng số 3 là Trường học và Nhà bảo tàng đối diện Trung tâm Hội nghị Triển lãm qua Kênh số 1.

- Dân số lưu trú : 33 300 người..
- Số người làm việc : 2 545 người .
- Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 4.06.
- Chiều cao công trình : 4 – 25 tầng.
Khu chức năng số 4
Phía Bắc Thủ Thiêm là khu dân cư hỗn hợp nằm ở tập trung theo dọc Đại lộ Vòng cung. Các chức năng dân cư hỗn hợp và công trình công cộng có mật độ thấp dần về phía bờ sông Sài Gòn và rạch Cá Trê lớn.
Công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong Khu chức năng số 4 là ba (3) Trường học, Trung tâm sinh hoạt cộng đồng, Cơ quan Hành chính Địa phương, Trạm Cứu hỏa và Trạm cung cấp nhiên liệu.

- Dân số lưu trú : 23 800 người.
- Số người làm việc : 8 110 người .
- Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 3.23.
- Chiều cao công trình : 4 – 20 tầng.
Khu chức năng số 5
Vị trí Khu công trình công cộng phía Bắc đại lộ Đông Tây và khu dân cư mật độ thấp phía Nam đại lộ Đông Tây. Theo tuyến đại lộ Đông Tây và đường Bắc – Nam công trình thương mại đa chức năng.
Các công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong Khu chức năng số 5 là Cung thiếu nhi, Tòa nhà Cơ quan Hành chính Đô thị, Trạm cung cấp nhiên liệu, hai (2) trường học, Trung tâm sinh hoạt cộng đồng và Cơ quan Hành chính địa phương.

- Dân số lưu trú : 10 400 người.
- Số người làm việc : 9 200 người .
- Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 1.47.
- Chiều cao công trình : 4 – 10 tầng.
Khu chức năng số 6
Dọc theo Đại lộ Đông Tây và giữa các kênh rạch tự nhiên của Bán đảo Thủ Thiêm. Tại đây dự kiến bố trí Công viên Phần mềm ở phía Bắc tuyến Đại lộ Đông Tây. Đây sẽ là đầu mối của các hoạt động kinh tế và nghiên cứu về công nghệ thông tin. Kế cận là Bệnh viện quốc tế, vị trí này giúp cho việc tiếp cận bệnh viện được nhanh chóng và dễ dàng từ phía đại lộ Đông Tây hoặc từ các khu vực trong và ngoài Thủ Thiêm. Tại phía Nam đại lộ Đông Tây là Khu chức năng bao gồm các khối thương mại hỗn hợp nằm dọc theo tuyến hành lang chính, phía sau là các khu ở yên tĩnh và mật độ thấp hơn. Toàn khu vực được bố trí các tuyến giao thông công cộng như xe buýt hoặc tuyến xe buýt nội bộ và tuyến tàu điện ngầm dẫn vào khu nhà ga nằm ở Bệnh viện và Công viên Phần mềm , khu đô thị Sala Thủ Thiêm.

- Dân số lưu trú : 9 400 người.
- Dân số tạm trú (căn hộ chuyên gia) : 1 720 người.
- Số người làm việc : 54.800 người .
- Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 3.34
- Chiều cao công trình : 4 – 40 tầng.
Khu chức năng số 7
Là Khu chức năng ở cực Đông của Thủ Thiêm, bao gồm nhiều chức năng sau :

- Khu ở phức hợp phía Đông, hiện đang được xây dựng, tạo nên cửa ngõ phía Đông của Thủ Thiêm. Khu vực phát triển với tầng cao từ trung bình đến cao tầng với đầy đủ hệ thống hạ tầng và dịch vụ công cộng.
- Khu Khách sạn Nghỉ dưỡng Vùng Châu thổ phía Nam kết hợp hài hòa với điều kiện cảnh quan tự nhiên của Thủ Thiêm. Khu Khách sạn được thiết kế đặc biệt nhằm đảm bảo tối đa sự riêng tư cũng như kết nối với phần còn lại của dự án.
- Khu Phức hợp Bến Du thuyền được đề xuất tại nơi giao nhau tại rạch Cá Trê lớn và sông Sài Gòn. Du thuyền với đủ loại kích cỡ sẽ cập cảng tại đây với chức năng cảng hành khách du lịch. Xung quanh khu cảng dự kiến là một quần thể các khu thương mại như nhà hàng, cửa hiệu và chòi nghỉ.
- Dân số lưu trú : 24.000 người.
- Số người làm việc : 360 người .
- Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 2.75.
- Chiều cao công trình : 4 – 25 tầng.
Khu chức năng số 8
Khu ngập nước phía Nam, là khu vực phát triển sinh thái đa dạng nhất tại Thủ Thiêm. Hầu hết khu vực là đất trồng đước, các tuyến giao thông thủy được nạo vét, các dự án phát triển phải rất cân nhắc nhằm bảo tồn khu vực quan trọng này của bán đảo hiện hữu.

Tại một đô thị phát triển và mở rộng cực nhanh như thành phố Hồ Chí Minh, khu bảo tồn sinh cảnh này là một phần rất quan trọng đối với toàn thành phố, đồng thời đóng góp lớn cho hệ sinh thái của môi trường đô thị. Khi có đợt triều cường từ sông Sài Gòn đổ vào hệ thống kênh đào và rừng đước tại khu ngập nước này, nước sẽ được lọc và đổ ngược vào hệ thống giao thông thủy. Có 3 dự án phát triển có ảnh hưởng lớn đến khu vực này : Khách sạn Nghỉ dưỡng Vùng Châu thổ phía Nam nổi (dựng trên hệ cọc) được bố trí tại phía Tây; Công viên nước; và Khu nghiên cứu thực vật.
Các dự án này được thiết kế và quản lý theo phương thức bền vững, nhằm bảo đảm khu ngập nước phía Nam phát triển ổn định để phục vụ theo đúng vai trò đối với Thủ Thiêm, cũng như với toàn thành phố.
- Số người làm việc : 300 người.
- Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 0.34.
Dữ liệu được tổng hợp từ:
Thông tin cập nhật dự án Khu đô thị Thủ Thiêm
Chính sách bồi thường Thủ Thiêm
Thông qua cuộc họp, chính quyền TP.HCM đã thông tin chốt thời hạn giải quyết cho người dân khu 4,3 ha vào cuối năm nay. Các vấn đề còn lại cơ bản xong vào tháng 6-2021.
Chiều 20-11, tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM gồm các ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, Thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa, nguyên Chính ủy Bộ tư lệnh TP.HCM và ông Lâm Đình Thắng, Bí thư Quận ủy quận 9, đã có buổi tiếp xúc với cử tri ba quận 1, 3 và 4 (TP.HCM), sau kỳ họp thứ 10 QH khóa XIV.

Với vụ khiếu kiện ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, Cử tri Nguyễn Văn Phú ông Phú cho rằng đến nay đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ rồi nhưng bà con Thủ Thiêm vẫn ra trung ương khiếu nại vì nhiều vấn đề giải quyết chưa xong.
“Mong bà con cố gắng chờ đợi một thời gian nữa” – ông Quang nói và cho biết Ban chấp hành Đảng bộ TP đã có một nghị quyết chuyên đề về Thủ Thiêm và yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND TP xây dựng kế hoạch chi tiết từng phần việc cụ thể.
- Cụ thể như xử lý việc bồi thường bổ sung cho người dân khu vực 4,3 ha ở khu phố 1, phường Bình An (quận 2) được xác định ngoài ranh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
- Hay việc trả lời dứt khoát với bà con về năm khu phố thuộc ba phường (gồm khu phố 1, phường Bình An; khu phố 5, 6, phường An Khánh và khu phố 1, 2, phường Bình Khánh) có nằm trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm hay không.

“Cùng với đó là một loạt vấn đề khác, phải làm sao giải quyết xong câu chuyện Thủ Thiêm để tiếp tục kêu gọi đầu tư để biến nơi đây thành một khu đô thị mới, một trung tâm hành chính mới, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng phát triển của TP” – ông Quang nói
Cập nhật dự án Khu đô thị Thủ Thiêm 2021
Trong số dự án này, cầu Thủ Thiêm 2 hiện triển khai, dự kiến hoàn thành trong năm 2021. Ngoài việc kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm Tp.HCM, dự án này còn giúp giảm ùn tắc khu vực nút giao đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh và Lê Thánh Tôn.
Được biết, cầu Thủ Thiêm 2, 4, 3 và cầu đi bộ qua sông Sài Gòn được đầu tư những năm tới giúp liên kết Khu đô thị Thủ Thiêm, Thành phố Thủ Đức với khu vực khác.

Trong số dự án này, cầu Thủ Thiêm 2 hiện đang triển khai, dự kiến hoàn thành trong năm 2021. Công trình có điểm đầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng – Lê Duẩn (quận 1), vượt sông Sài Gòn và kết nối Đại lộ Vòng cung (tuyến R1) của Khu đô thị Thủ Thiêm. Dự án dài hơn 1,4 km, trong đó phần cầu 886 m với 6 làn xe. Cầu thiết kế dây văng có trụ tháp chính hình rồng cao 113 m, nghiêng về phía Thủ Thiêm.
Động thổ năm 2015, dự án cầu Thủ Thiêm 2 vốn đầu tư 3.082 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh là nhà đầu tư. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2018, song vì một số lý do nên lùi đến năm 2020. Tuy nhiên dự án tiếp tục lỗi hẹn do vướng mắc về vốn và khoảng 11.000 m2 đất phía quận 1 chưa được giao. Hiện, công trình đạt hơn 70% khối lượng và kế hoạch hoàn thành vào tháng 9 năm nay.
Cầu Thủ Thiêm 2 được đánh giá có vai trò quan trọng với giao thông Tp.HCM. Ngoài việc nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm thành phố, dự án còn giúp giảm ùn tắc khu vực nút giao đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh và Lê Thánh Tôn. Đồng thời với thiết kế chiếu sáng mỹ thuật, công trình sẽ là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn và biểu tượng cổng chào từ trung tâm Tp.HCM qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Dự án Cầu Thủ Thiêm 3 kết nối qua quận 4, đang được nghiên cứu đầu tư. Cầu bắt đầu từ đường Tôn Đản (quận 4) băng qua đường Nguyễn Tất Thành, vượt sông Sài Gòn nối khu đô thị mới Thủ Thiêm. 5 năm trước, Tp.HCM giao liên danh hai công ty nghiên cứu, lập đề xuất đầu tư dự án cầu Thủ Thiêm 3; đồng thời mở rộng, nâng cấp đường Tôn Đản (quận 4), nhưng chưa được triển khai. Hiện, xe từ Khu đô thị mới Thủ Thiêm qua lại trung tâm thành phố chủ yếu qua hầm vượt sông Sài Gòn và cầu Thủ Thiêm 1. Việc này bị cho thiếu sự kết nối và hạn chế sự phát triển kinh tế, xã hội ở cả hai phía, nhất là Thủ Thiêm.

Cầu Thủ Thiêm 4 nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm qua quận 7, tổng vốn 5.300 tỷ đồng. Đây là một trong 55 dự án trọng điểm được Sở Giao thông Vận tải mới đây đề xuất UBND thành phố làm các công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2021. Công trình theo thiết kế có điểm đầu từ đoạn trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh, đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát nối vào đường Lưu Trọng Lư (quận 7). Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn nối Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4 (đường Vùng châu thổ).

Công trình khi hoàn thành ngoài thúc đẩy Khu đô thị mới Thủ Thiêm phát triển còn rút ngắn thời gian đi từ Thành phố Thủ Đức và quận Bình Thạnh qua các quận 7, 8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh. Dự án còn góp phần giảm ùn tắc xung quanh các cảng Bến Nghé, Khu chế xuất Tân Thuận, đường Huỳnh Tấn Phát tại quận 7.
Ngoài 3 cây cầu trọng điểm trên thì cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn nằm giữa cầu Thủ Thiêm 2 và hầm vượt sông Sài Gòn, kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với quận 1 cũng là công trình có tầm quan trọng đối với khu Thủ Thiêm. Dự kiến chân cầu phía quận 1 nằm tại khu vực Công viên cảng Bạch Đằng, gần phố đi bộ Nguyễn Huệ. Phía Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chân cầu nằm tại công viên bờ sông và ngoài ranh khu A – phía nam Quảng trường trung tâm tại khu đô thị này.
Theo phương án thiết kế, cầu có hình chiếc lá nhỏ làm mái che, nhằm thu hút người dân do tiếp cận được cảnh quan sông Sài Gòn. Cầu đi bộ cũng kết nối công viên phía đối diện đường Tôn Đức Thắng và bãi đậu xe máy ở hai đầu để người dân dễ tiếp cận. Khi dự án hoàn thành, đơn vị thiết kế đề xuất vào ban ngày cầu có thể tổ chức các lễ hội âm nhạc, nghệ thuật công cộng, yoga…; ban đêm cho hoạt động rạp chiếu bóng ngoài trời, trình chiếu nhạc nước chiếu sáng 3D…
Dữ liệu tổng hợp
Cafef.vn
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Hơn 10+ năm trên hành trình phát triển, Khang Hưng Phát vẫn không ngừng nỗ lực & hoàn thiện từng cá nhân và tập thể.
Với Khang Hưng Phát, chúng tôi không làm gi đó thật vĩ đại. Thay vào đó, Khang Hưng Phát luôn mong muốn những giá trị tốt nhất và tất cả tâm huyết đội ngũ mang đến cho khách hàng.
#1 Sắt Mỹ Thuật KHP - Thiết kế thi công độc quyền bởi Khang Hưng Phát
Bài viết liên quan
KHP Và Hành Trình ‘Kể Cả – Giấc Mơ Em Đến Trường’ 2024: Sức Mạnh Của Cộng Đồng Trong Ngành Nội Thất Và Xây Dựng Mang Tới Ánh Sáng Hy Vọng Cho Tương Lai Giáo Dục Vùng Cao
Trong một nỗ lực không ngừng vì cộng đồng, các doanh nghiệp hàng đầu trong...
Th4
Khang Hưng Phát tham gia Triển lãm công nghệ và tuyển dụng khối ngành Kiến trúc – Mỹ thuật – Nội thất và Xây dựng 2023 tại Đại học HUTECH
Khang Hưng Phát hân hạnh là một trong năm đơn vị tài trợ đồng hành...
Th5
Khu biệt thự Đại Phú Gia – Vị trí Đất Vàng Biển Ngọc
Với mục đích tạo ra một khu đô thị đẳng cấp và đáng sống tại...
Th3